LGT: Lịch sử nửa thế kỷ ngăn chặn làn sóng cộng sản bành trướng ở Miền Bắc, xâm lăng ở Miền Nam, đã tạo nên nhiều anh hùng, trong đó có không biết bao nhiêu anh hùng âm thầm, cô đơn, một mình một bóng, phải vật lộn giữa vòng vây đầy thù hận của kẻ thù, mà vẫn một lòng một dạ giữ tròn khí tiết cùng tấm lòng thuỷ chung đối với tổ quốc, dân tộc, đồng đội... Đặng Chí Bình, bút hiệu của một điệp viên VNCH được lệnh thâm nhập Miền Bắc, móc nối các tổ chức kháng chiến chống cộng, chẳng may lọt vào tay kẻ thù, và phải trải qua gần 20 năm trong lao tù cộng sản, là một trong những người anh hùng âm thầm, cô đơn trên con đường đấu tranh chống cộng sản đầy máu và nước mắt nhưng vô cùng cao thượng và chan hoà lòng nhân ái, của dân tộc Việt Nam. Giống như tất cả những ai có lòng yêu nước, đã sống trong lao tù của cộng sản, đều âm thầm tự trao cho mình sứ mạng, tiếp tục chiến đấu chống lại cái tàn nhẫn bất nhân của chủ nghĩa cộng sản đến hơi thở cuối cùng, điệp viên Đặng Chí Bình, sau khi ra hải ngoại, đã tiếp tục miệt mài suốt 20 năm để hoàn thành thiên hồi ký Thép Đen dầy ngót 2000 trang, gói ghém tất cả những bi kịch phi nhân đầy rùng rợn trong chế độ lao tù cộng sản mà tác giả đã trải qua; đồng thời thắp sáng chân lý: Ngay cả trong những nơi tận cùng của tăm tối, phi nhân, đói khát, đầy thù hận nhất do chế độ cộng sản tạo dựng, tình yêu thương người, lòng hướng thiện, khát khao cái đẹp, tôn thờ chân lý vẫn luôn luôn hiện hữu và được ấp ủ, trong lòng người dân Việt. Nhận xét về thiên hồi ký Thép Đen, thi sĩ Nguyễn Chí Thiện đã xúc động nhận xét: "Chúng ta đã được đọc khá nhiều hồi ký của những người cựu tù trong chế độ lao tù Cộng Sản. Mỗi cuốn hồi ký là một mặt của vấn đề, nhưng theo tôi, "Thép Đen" là cuốn hồi ký trung thực nhất về những điều mà người tù mấy chục năm Đặng Chí Bình đã phải trải qua. Những sự việc được tả chân, những tâm tư được diễn tả chân thực mà mỗi người cựu tù khi đọc đều thấy có mình trong đó." Nhân dịp tác giả Đặng Chí Bình đến Úc, Sàigòn Times hân hạnh được ông chấp thuận cho phép đăng tải thiên hồi ký Thép Đen vô cùng hào hùng, sống động và đầy lôi cuốn của ông. SGT xin chân thành cảm ơn tấm lòng ưu ái đặc biệt của tác giả, và sau đây, xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả phần tiếp theo của thiên hồi ký Thép Đen.
*
Bốn mươi bẩy: Đất nước vạn dừa
Một
buổi, như mọi khi tôi và Thiện ra mãi vùng xa, cách nhà đến một cây số.
Một ven biển dài khi thủy triều xuống, lè ra bao nhiêu bãi đất cát.
Chăm chú, tôi chợt nhìn thấy như con ruồi trâu, nhúc nhích trên cát và
đất. Tôi vẫy tay cho Thiện cùng ngồi xuống, yên lặng. Rõ ràng con ruồi
nhô lên, rồi lại chui xuống cát, tôi từ từ tiến đến, và bà con ơi! Đó là
hai cái mắt của một con cua bể kềnh.
Chúng tôi chỉ cần ngồi im, quan
sát, sẽ thấy những cái mắt cứ thò lên nhìn, rồi lại cụp xuống. Tôi chỉ
việc lẹ làng bới cát, là một chú cua nằm đấy, căng phồng, vàng óng như
lụa Hà Đông. Tôi suy đoán, những con cua này, vừa khôn lại vừa lười,
nước triều xuống, việc gì phải chạy theo nước, rồi lại phải trở lại theo
nước" Tại sao, chỉ cần bới cát rồi đằm mình xuống đấy, vừa được nghỉ
ngơi, tĩnh dưỡng mơ màng, chỉ một lúc là nước lại lên như cũ, bấy giờ
chỉ cần lách ra kiếm ăn như thường. Như thế, cái tốt, cái lợi chẳng phải
lúc nào cũng dành cho cua khôn, cua lười!
Một việc chiều hôm qua,
vẫn còn vấn vít hồn tôi cho đến bây giờ. Tôi ngồi ngoài một cái chái hồi
phía sau cửa nhà bếp, tay mân mê xoa nắn ngón tay, vì hôm qua một con
cua kẹp khá lâu hãy còn sưng tím. Cô Hoài, cô Hằng cùng với một cậu bé
chừng 10 - 11 tuổi, mặc quần đùi, ngập ngừng đến trước mặt. Cô Hằng giơ
ra hai cái túi con, mầu lá mạ xinh xinh, mặt cô hồng lên như mới tăng
thêm máu, giọng rụt rè:
- Chú... mang thử... có vừa không"
Bàng
hoàng, tôi lúng túng ra mặt, mãi tôi quếnh quáng chưa xỏ, buộc được. Cô
Hằng đã ngồi xuống xỏ vào tay tôi. Nhìn đôi bàn tay "ngó cần", mó máy,
ngọ nguậy trước mặt, hồn tôi cứ thập thò định lỉnh ra ngoài.
Chẳng
muốn, nhưng hình như, tôi cũng bị bơm máu lên, mặt tôi nóng bừng bừng.
Cô đã thấy tay tôi run run, nên cô nhìn thẳng vào mắt tôi như đóng đinh,
tay cô bóp nhẹ ngón tay trỏ của tôi. Tôi ngửng nhìn, hãy còn những hạt
phấn vàng óng ánh vương vãi, phiá đuôi con mắt của cô.
Tôi không tìm
được một lời nào để nói, nên tôi càng như đang bay trong mây, để rồi cả
ba người đã kéo nhau đi, mà tôi vẫn ngồi yên. Tôi chợt, định nói với
theo để cảm ơn, nhưng họ đã vào trong nhà rồi. Trở lại chỗ ngồi, khe
khẽ, nhè nhẹ, tôi tụt hai cái túi ra gấp lại.
Hai cái túi như được
hấp, được giầm trong làn hơi đặc quánh của búp sen 17, nó còn ngạt ngào,
quyện quấn chung quanh. Tôi cứ ngồi bần thần để nghe: Tiếng đời xua
động, và tiếng kẽo kẹt, của võng lòng đu đưa. Thì em Hoa lù lù, một tay
bế con gái Mai Lynh, một tay dắt mẹ tôi, tiến đến. Như vỡ toang một
giấc mộng ngày, tôi đứng lên, chậm chạp đi vào nhà, để rủ cậu Thiện đi
làm nhiệm vụ cho cả thuyền.
Tôi với cậu Thiện vừa ra đến mom đảo,
nghe nhiều tiếng kêu quen thuộc khu....oách, khu... oách. Một đàn hải
âu, cánh vàng ửng dưới ánh chiều đại dương, chúng chao đảo, ngang dọc
trên cái nền xanh "ái ân "của bầu trời. Cảm thấy khác thường với mọi
khi, tôi ngửng lên cố tìm người bạn quen thuộc ngày ấy, nhưng đành chịu,
con nào cũng như con nào. Một thoáng vấn vương trong lòng: Đã hơn một
tháng rồi, chẳng biết con chim "tị nạn "bây giờ ở đâu" Nó có bạn mới
chưa" Cuộc sống đã ổn định và gặp may mắn không" Tôi cứ đi trong huyễn
tưởng, bất chợt giọng cậu Thiện đã giật tôi trở về:
- Anh Bình! Con chim của anh kìa!
Tay
cậu đang chỉ về phía sát mí nước, sáu con hải âu, đang đứng như xếp
hàng nhìn về phía chúng tôi, rõ ràng có con "tị nạn "thật! Làm sao tôi
quên được vệt cháy xạm đen trên cánh của nó.
Tôi đã bỏ cậu Thiện, để
tiến đến đàn chim. Chúng nó như không biết sợ người, tôi ngồi hẳn
xuống, năm con hơi giãn ra, nhưng con "tị nạn "vẫn đứng yên ngắc ngư cái
mỏ, nhìn tôi. Không kìm được lòng, tôi ôm lấy con chim, nó mập và lông
óng hẳn ra, đôi mắt mầu vàng bây giờ như có viền một chút mầu xanh tương
lai.
Hai tay tôi ôm, ủ con "tị nạn" vào lòng, tôi đưa hẳn nó lên
gần mắt, để nhìn cho rõ cái mặt và cái mắt đầy thoải mái, nhàn du, nhởn
nhơ của nó. Tôi lại muốn hỏi nó:
- Mày là con trai hay con gái!
- Mày đã có bồ chưa"
Cũng
như lần đầu gặp nó, tôi đành chịu và tự suy đoán. Điều chắc chắn tôi
nhận thấy, là bây giờ nó đẹp và tươi hơn khi cứu nó trên ngọn cây cột
buồm, trong một trận giận khùng của biển khơi. Tôi tự hiểu mỗi người, kể
cả chim đều phải có trách nhiệm với cuộc sống của mình. Tôi phải đi với
cậu Thiện để lo cho thuyền, và hẳn con tị nạn cũng phải giải quyết
thích ứng với bạn bè của nó. Tôi mừng vui vì con chim có cuộc sống như
ngày nay, có một phần nhỏ công sức của mình.
Tôi đã đưa con chim lại
chỗ đàn chim, để xuống bãi cát, tôi trở lại kéo tay Thiện xuống một cái
hẻm, có nhiều hang cua. Trên trời vẫn những tiếng khu... oách, khu...
oách níu chặt vào gió mặn, của đại dương.
Thật là hưng phấn cho cả
con thuyền, tin của chúa đảo cho hay: "Cao ủy tị nạn sẵn sàng đón nhận
đồng bào đến Ku...Ku, nhưng cao ủy không có phương tiện đón. Do đó trong
thuyền tự đóng góp sao có 160.000 Rupias" (tương đương với 200 dollars
giai đoạn ấy).
Do tinh thần đùm bọc truyền thống của dân tộc, người
có hoàn cảnh, người không. Người nhiều, người ít đều đóng góp, đã đủ số
ngân khoản, mà chúa đảo yêu cầu.
Trong những ngày chờ đợi thuê tầu,
cậu Sinh, môt cậu chừng 24- 25 tuổi ở ngay vùng Chu Hải. Cậu cũng từng
vật lộn nhiều với núi đồi, biển cả của Vũng Tầu, hôm nay cậu trổ tài leo
lên một cây dừa cao ngất, hái về hàng mấy chùm dừa tươi. Tôi chợt nhớ
đến anh Nguyễn Văn.... Đã nằm lại đảo vì trèo dừa. Tôi đi theo sát cậu
Sinh, để lượng định những điều có thể.
Cũng thật là thiên phú, đôi
chân của cậu như một con vượn, thoăn thoắt leo tít lên mãi trên mây, cả
tầu không ai làm được, mà ngay người Indo cũng lắc đầu, mở to mắt mà
nhìn. Thành ra gần ngày đi, thức ăn đã có dừa kho, dừa ăn vã. Cái điều
tôi băn khoăn là, tại sao từ hàng tháng trước, thức ăn chỉ có muối, Sinh
không đi hái dừa cho bà con" Một hôm, tôi lựa lời hỏi thẳng, thì Sinh
đã cười như ngỗng, đòi ăn:
- Cua biển ăn mới ngon, dừa chỉ chống đói! Vả lại khi ấy, em hay bị đau bụng!
8:00 giờ sáng 21-01-1983 tất cả thuyền sẽ ra tầu về đảo Ku Ku. Một điểm đón nhận người tị nạn của những năm đó. Mới 6 giờ tôi đã dậy, ra ngoài làm vài động tác hít thở, tôi vẫn duy trì từ ngày còn ở trong tù. Nhìn những miếng giấy vụn, manh chiếu rách, miếng giẻ đã hết thời, vất, ném đây đó. Tôi vào gặp bác Bang, anh Nghĩa và cả Phạm Lộc, tôi đề nghị:
- Để thể hiện lòng tự trọng dân tộc, chúng ta hãy hô hào bà con mỗi người một tay. Hãy dọn sạch sẽ khu vực chúng ta đã ăn ở, hơn một tháng nay. Nếu không làm được sạch, đẹp, gọn ghẽ hơn, thì phải làm như khi chúng ta mới đến, căn nhà này.
Bác Bang và tất cả đều đồng ý, bác hô hào bà con, và chính bác cũng đi nhặt từng cọng rác. Chỉ một giờ sau, căn nhà sàn rộng nhớp nhúa, bừa bộn đã sạch sẽ gọn gàng. Dù người khó tính nhất, cũng phải nở nụ cười.
Mọi người đã ôm đồm, bế bồng con cái ra xếp hàng dài phía trước cửa, anh Nghĩa, chị Châu và Phạm Lộc dẫn đầu ra, về phía cầu tầu. Trong lúc tôi đang lúi húi vơ vài chiếc quần áo cũ và mấy thứ lặt vặt, cho vào chiếc tay nải đã rách, thủng vài lỗ, cô Hằng lẹ đặt một cái túi xách bằng nhựa mầu xương rồng, trước mặt tôi. Mắt cô nhìn tôi như muốn "photo copy", miệng ngập ngừng, khe khẽ:
- Chú...dùng đi!
Nói rồi, cô vội vàng lách vào trong góc nhà, tôi cũng chẳng cảm ơn được, như khi cô đưa hai chiếc túi tay. Không nói được lời nào nên đã gói lại, dồn sâu vào mãi trong cùng, chỗ trân qúy nhất của tôi.
Chiếc tầu nhỏ mầu cánh cam đang nhấp nhô, thở khò khè ngoài bến bãi. Từ xa, tôi đã nhìn thấy ông chủ đảo và mấy người lính, bên cạnh chiếc tầu. Phải nói là canô thì đúng hơn, nó chỉ nhỉnh hơn chiếc thuyền buồm, của chúng tôi một ít.
Một đám người dân Indo quanh vùng, cả mấy đứa nhỏ, cũng ra tiễn hay tò mò, nhìn đám người bất hạnh, đã đánh mất quê hương" Ông chủ đảo đã vồn vã bắt tay từng người, cả những đứa nhỏ tí còn bế trên tay. Chúng tôi xin cảm tạ những người dân Indo anh em, các người đã dậy cho chúng tôi thế nào là tình nhân loại. Con tầu đã rời bến, nhìn về hòn đảo Natuna hiền hòa, như một dấu ấn khắc ghi, vào tâm hồn một đời, cho những ai lỡ đường ghé đến.
Hàng chục con hải âu trắng toát, vùng vẫy trong gió lộng, với những tiếng khu... oách, khu... oách, khu... oách, quyện vào tiếng sóng gào. Tôi cố dõi mắt nhìn từng con như muốn tìm, như băn khoăn thấp thỏm, vương vấn hồn vào đám mây trời trên cao. Mọi người đã xuống hết dưới khoang tầu, tôi vẫn còn ngồi phía sau chòi hoa tiêu, rõi nhìn hòn đảo Natuna mờ dần.
Tầu rời bến chừng mươi phút, rõ ràng, lẫn vào lớp sóng bạc đầu có hai chấm vàng xậm, rõ dần là hai con Hải Âu. Tôi đến ngỡ ngàng, mỗi con sà đến đậu vào một bên vai của tôi, cánh nó khỏa đập cả vào tai, vào đầu tôi. Ối giời ơi! Con "tị nạn" chiếc cánh bị cháy xém đã mờ, nó vừa thở vừa nhìn tôi, cái mỏ cứ cắp vào tai tôi như trách... Sao đi mà không cho nó biết! Hay như xin lỗi.... nó đến chậm" Tôi tự suy đoán. Còn con kia, đôi mắt hiền như bồ câu, hay sáo đá, có vẻ e ấp như một cô gái, lông má đã nhú dài.
Như vậy, đã cho tôi hiểu con chim "tị nạn" là một anh chàng. Vậy cái con ở lại Chu Hải Việt Nam là bồ hay là vợ" Tại sao không cùng đi oversea với chồng" Do con "tị nạn" đẩy lại, phải về nhà với con, hay cô ả "nhát" ở lại, hoặc lưỡng lự hai lòng" Con "tị nạn" cắn mạnh vào tai tôi, rồi bay lên cùng với con kia. Hai con lượn một vòng quanh chiếc tầu, rồi sải cánh chui vào mây trời với những tiếng khu.... oách, khu.... oách, rớt lại.
Thoáng một bóng người, trong phòng hoa tiêu lách ra, cao lớn mầu da bánh mật, chừng 4 chục. Y nói líu ríu cái gì nghe như: Khoét... loét... choét.... Tôi chẳng hiểu gì cả. Chắc ông ta đã thấy nét mặt của tôi... Nên ông ta cũng là con cóc cố kêu được mấy tiếng: I... am... very surprised! Với đôi mắt mở to nhiều lòng trắng. Tôi giơ tay "shake hand" rồi lí nhí kêu: Thank... You! Tôi mỉm cười với ông ta. Vội vàng tôi cũng mò xuống dưới khoang.
Chừng 4 giờ sau, tầu ghé bến KuKu, nhìn ngay bến tầu, vóc dáng nhà cửa, tôi đã hiểu Ku Ku là một hòn đảo lớn hơn nhiều lần Natuna, thậm chí còn thấy xe đạp, mô tô chạy qua lại. Một số người lố nhố ở cửa bến tầu, lẫn mũ Kê-pi mầu đen trắng, với mũ mầu chiến trường.
Chúng tôi phải đi lên đảo hàng một, để họ điểm người. Cũng chị Châu, anh Nghĩa và Phạm Lộc dẫn đầu để giao tế. Đoàn người rẽ phía phải vào một căn nhà, mọi người lần lượt đến một bàn giấy có 3 người Indo để khai tên tuổi.
Tôi nhìn hai bên cửa, có hai tấm bảng to phủ lưới thép, trong bảng có nhiều loại giấy tờ: Giấy chứng minh nhân dân. Giấy khai sinh. Giấy bệnh viện chợ Rẫy. Giấy thông hành. Giấy có những tấm hình v.v… Trên bảng có ghi chữ to, bằng phấn trắng: "Nếu ai biết những người có giấy tờ này, hãy báo tin cho gia đình, họ đã chết ở biển Indo".
Tôi đọc thoáng có những cô gái 20 tuổi ở đường Cô Giang Sài Gòn, một ông 40 tuổi ở Bến Tre, một bà 35 tuổi ở đường Lê Văn Duyệt Cầu Bông. Nhìn đọc những giấy tờ, lòng tôi trĩu nặng đầy vơi về kiếp người, về nỗi ai oán thương đau của dân tộc. Gia đình thân nhân có biết rằng những người này, chạy trốn cái vòi hút máu của con Hồng Tuộc, đi tìm tự do. Nhưng đã không may chìm vào lòng biển cả, trong những trận bão hay cướp biển hãi hùng"
Đàn ông con trai vào một buồng, đàn bà con gái vào một buồng, được lệnh phải cởi hết quần áo, xếp hàng lần lượt đi qua một bàn giấy.
Phía đàn ông chúng tôi, có người ngượng ngùng chưa cởi những quần si- líp. Nhưng rồi mọi người đều phải cởi hết, có một tên Indo mặc áo blouse trắng, bắt chổng mông, nắn chim khám xét. Tôi không biết phía bên phụ nữ đàn ông hay đàn bà khám" Thôi thì những người mất quê hương, phải gánh chịu những niềm tủi nhục này, mỗi người mặc lại áo quần. Sau đấy tất cả được dồn vào một buồng rộng, lần lượt đến một bàn giấy rộng, có mấy người mũi lõ, mắt xanh để khai báo lý lịch, thân thế với đại diện Cao ủy tị nạn.
Tôi nhớ đến lượt tôi, khi họ hỏi anh bị đi cải tạo mấy năm" Tôi nói bị tù 18 năm, cái ông Cao ủy quắc mắt hỏi lại:
- Tại sao lại là "eight""
Theo họ, người tù nhiều nhất khi đó cũng chỉ 7 năm, từ 1975- 1982, tại sao tôi lại 8" Tôi đã trả lời:
- Không phải eight mà là eighteen!
Cả ba, bốn người đều mở to mắt, kể cả chị Châu ngồi đấy thông dịch cũng ngạc nhiên, để rồi tôi thành cái tên "ông tù 18 năm" độc nhất thời gian ấy, ở Indo.
Xong hết, chúng tôi được dẫn đến một khu có hàng rào thép gai, cách đấy 300 mét, trong này có hai căn nhà gỗ lợp tôn to, họ gọi là barrack. Trong barrack có những sàn gỗ, một vài vết tích, tôi đã hiểu trước đây có những đợt người vượt biên ở rồi. Đặc biệt bên cạnh có một nhà thờ con nho nhỏ, bụi bám đã lâu ngày. Tôi và cậu Thiện đã kiếm được cái chổi cùn, quét dọn sơ sơ, cậu cũng theo đạo Thiên Chúa, nên chúng tôi đã qùy gối cảm tạ Chúa, chúng tôi đã đến nơi này an toàn.
Không ngờ, cũng có nhiều người khác trong tầu, vào qùy dưới cây thánh giá, cả gia đình bác Bang, cậu Sinh, một số ông già, bà cả. Tôi rủ cậu Thiện ra ngoài lang thang đến một hẻm đồi, có cây thánh giá to, nơi đây có 7 ngôi mộ cỏ dại, lá khô đã phủ dầy. Hai cây thánh giá con thứt thẹo, ghi tên người Việt. Như vậy hẳn đây là những người bất hạnh, nhưng vẫn còn một chút thỏa lòng, được gửi xác trên mảnh đất tự do, ngoài nanh vuốt của con Hồng Tuộc.
Tôi và cậu Thiện đã cúi đầu, như chào, ngậm ngùi cảm thông với các vị nằm trong mộ. Thoáng có bóng người, làm cho tôi đến đờ đẫn bàng hoàng. Cô Hằng và cậu bé, cô thường dắt theo. Nét mặt hiền dịu "con Đức Mẹ" lấp loáng trong làn tóc huyền giẫy giọn, với gió chiều Ku Ku, đã làm cho nơi vắng lặng khô cằn, đìu hiu này, như nở một nụ cười rạng rỡ hẳn ra. Tôi đã đến bên xoa đầu em nhỏ, nói nhè nhẹ, như hỏi:
- Cô Hằng... cũng là công giáo"
Mặt cô lại tăng máu, cứ đỏ au lên, lí nhí:
- Cháu... không phải!
Ý tôi định cảm ơn cô, đã cho tôi túi xách và đôi túi tay, nhưng lại nói ra ý khác:
- Cảm ơn... Hằng... đã đến thăm viếng... những người bất hạnh!
Môi cô như mím lại, dẹp ra, mắt hơi cau lại nhìn tôi, như muốn "ăn", làm cho hai tay tôi như quờ quạng giơ lên, đẩy ra. Tôi đã kéo tay cậu Thiện lủi vội ra về, cô Hằng và cậu nhỏ cũng theo ra. Có lẽ cô chẳng yên lòng đứng lại nơi cô tịch, với những người đã nằm yên"
Ngay chiều tối hôm ấy, dưới ánh trăng 18 của Ku Ku, tôi kéo vợ chồng Phạm Lộc ra chiếc cầu gỗ phía sau barrack. Ngồi nhìn chị Hằng Nga nhấp nháy, trong nước triều dâng mấp mé, tôi đã trang trọng nói với cả hai vợ chồng Lộc:
- Dưới là mặt trăng và trên là chị Hằng (một chị Hằng dưới nước), tôi xin cúi đầu biết ơn Lộc Liên...
No comments:
Post a Comment